Bạn trẻ thích thú trước đầm dạ hội, áo bà ba độc đáo dành cho chó mèo
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Rộn ràng các trường nộp hồ sơ dự giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam
Ngày 15.3, Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2020.Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, đối với dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (tại ấp Long Hưng, ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cụ thể là trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Dự án thứ hai là khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích hơn 11.188 m2 . Đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Cụ thể, Sở TN-MT (nay là Sở NN-MT) đã cho phép tách 33 thửa đất với diện tích hơn 11.188 m2 trên đất đã được Sở Xây dựng thống nhất quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án là đất giao thông (10.601,3 m2) và cây xanh (587,3 m2) để chủ đầu tư dự án khu nhà ở Hoa Lan chuyển nhượng trước khi xây dựng hạ tầng cho các hộ dân không đúng quy định. Sau khi nhận chuyển nhượng, người dân xây dựng nhà ở kiên cố (không có giấy phép xây dựng), được Sở NN-MT cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ với mục đích sử dụng là đất ở, không đúng với quy hoạch mặt bằng tổng thể được Sở Xây dựng thống nhất.Thanh tra Chính phủ cũng xác định UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu nhà ở Hoàng Hảo khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp là không đúng quy định; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng khu nhà ở Hoàng Hảo (Dự án nhà ở thương mại) ngay trên đất quy hoạch là đất công nghiệp, không đúng với quy hoạch chung. Tính đến năm 2024, tại vị trí dự án này vẫn được quy hoạch là đất công nghiệp.Ngoài 2 dự án trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện nhiều hạn chế, sai quy định trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long các thời kỳ có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra; đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu...Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp phát hiện gây thất thoát tài sản nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Cũng trong kết luận, Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm tra, rà soát, xác định lại để thu nộp vào ngân sách nhà nước tất cả các khoản thu từ hoạt động cho thuê nhà, đất nhưng hạch toán vào thu nhập khác trong các năm 2018, 2019, 2020 (số tiền hơn 2,5 tỉ đồng) và từ năm 2021 đến nay (nếu có) của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long theo quy định; kiểm tra, rà soát tình hình cho thuê lại đất và thu tiền thuê đất của các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đối với nhà đầu tư thứ cấp...Đồng thời rà soát, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tính thu tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa theo quy định; trong đó có 3 dự án (Bệnh viện đa khoa Triều An - Loan Trâm mở rộng giai đoạn 2; khu nhà ở Trường An và khu nhà ở Bạch Đàn, TP.Vĩnh Long) với tổng số tiền tạm tính cần thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 1,28 tỉ đồng và nợ đọng trong giai đoạn 2013 đến 2020 với số tiền là hơn 2,3 tỉ đồng.Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng yêu cầu xác định lại và giảm trừ khi thực hiện quyết toán khối lượng đối với dự án Đường Võ Văn Kiệt (Gói thầu xây lắp số 2 cầu Cái Cam 2; gói thầu xây lắp số 4 cầu Cái Côn 2) và phần đường Võ Văn Kiệt (P.9 và P.Trường An, TP.Vĩnh Long), với số tiền tạm tính hơn 6.4 tỉ đồng, cùng các gói thầu tại 10 đơn vị với số tiền tạm tính hơn 65 tỉ đồng theo đúng quy định của pháp luật...
Sâm Ngọc Linh 'lên' sàn thương mại điện tử, thu hút hàng nghìn lượt truy cập
Nhiều hướng dẫn viên du lịch tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hầu hết các đoàn khách quốc tế đến đảo ngọc đều vào viếng Thiền viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc. Sáng 3.2, ghi nhận tại Thiền Viện Trúc Lâm chùa Hộ Quốc (tọa lạc xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc), khách nước ngoài bắt đầu đổ về từ 9 giờ sáng. Càng về sau, lượng khách càng đông hơn. Khách nước ngoài đến Phú Quốc có 2 dạng: những nhóm nhỏ lẻ thường thuê xe máy đi tham quan tự túc, những nhóm đông người tham quan bằng ô tô thông qua các công ty lữ hành. Chia sẻ với chúng tôi, anh Dũng, một hướng dẫn viên tự do cho biết, trong những ngày Tết Nguyên đán, anh phải làm việc hết công suất. Sáng 3.2, anh dẫn đoàn khách nước ngoài gồm 27 khách, chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. "Trưa cùng ngày, đoàn sẽ ra sân bay Phú Quốc. Dù lo sợ trễ giờ so với lịch trình tour, nhưng vì chiều lòng khách, tôi ráng đưa đoàn tham quan chùa Hộ Quốc. Đây cũng là điểm cuối cùng trước khi đưa đoàn ra sân bay làm thủ tục", anh Dũng nói.Tại chùa Hộ Quốc, nhiều khách quốc tế cũng viếng chùa như người Việt, chắp tay, khấn vái và dâng hương. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Quốc Tuấn (hướng dẫn viên tự do), Phú Quốc bắt đầu đông khách từ tháng 10.2024. Anh đã đi hướng dẫn liên tục từ thời điểm đó cho đến nay và hầu như đoàn nào anh dẫn cũng ghé qua chùa Hộ Quốc.Đối với tất cả đoàn khách, đặc biệt là khách quốc tế, trước khi vào chùa tham quan hay chiêm bái, anh Tuấn đều hướng dẫn nhanh từ trang phục tới lễ nghi, ăn nói nhẹ nhàng... "Đối với các đoàn có người theo đạo Phật, họ thực hiện rất tốt nơi tôn nghiêm; còn các đoàn không có đạo, họ chỉ đến chụp hình check-in rồi rời đi", anh Tuấn nói thêm.Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc cho biết, trong những ngày Tết Ất Tỵ, Phú Quốc đón rất nhiều khách quốc tế. Đó là điều đáng mừng cho du lịch đảo ngọc. Tuy nhiên, khách quốc tế đến Phú Quốc gần đây là chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, Phú Quốc cũng đang gặp khó khi mà lực lượng hướng dẫn viên hiện nay sở trường ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Thủy tiên trà, 'tứ đại danh trà' lãnh đạo Trung Quốc chiêu đãi nguyên thủ quốc gia
Khu vực miền Bắc, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở duy nhất tại Hà Nội, lên 63.000 đồng/kg cao nhất cả nước, ngang với giá của Công ty CP Việt Nam. Các địa phương còn lại duy trì mức từ 61.000 - 62.000 đồng/kg.